Lưu ý giúp giảm nhiễm bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh
Nói đến bức xạ, có nhiều sự đồng thuận cho rằng đó là chất gây ưng thư. Căn cứ này được đưa ra sau khi thấy tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tăng đột biến trong nhóm cộng đồng dân cư nhiễm phóng xạ (vùng bị tấn công hạt nhân, những người khai thác urani, người làm việc lâu năm trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với bức xạ ion…)
Lượng bức xạ dùng trong y tế trong các chẩn đoán hình ảnh là không đáng kể so với các mức phơi nhiễm đã đề cập ở trên có thể dẫn đến ung thư. Cụ thể ức phơi nhiễm từ chụp X-quang ngực là khoảng 0,1 mSv và mức phơi nhiễm từ chụp cắt lớp vi tính toàn thân là khoảng 10 mSv và mọi người tính mức trung bình tiếp xúc bức xạ hàng năm khoảng 3 mSv. Do vậy không cần quá lo lắng với những đối tượng bệnh nhân sử dụng chẩn đoán hình ảnh có sử dụng bức xạ.
Tuy nhiên với những người trực tiếp làm việc trong phòng chụp ảnh y tế sử dụng phóng xạ thì có những nguy cơ nhất định.
Giới hạn liều nghề nghiệp: một số khuyến cáo mức độ an toàn của việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa có liên quan đến bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe:
- 20 mSv/năm trung bình trong 5 năm (tức là giới hạn 100 mSv trong 5 năm) là liều áp dụng với nghề nghiệp tối đa, không có liều hàng năm nào vượt quá 50 mSv/năm;
- Giới hạn liều nghề nghiệp là 50 mSv trong bất kỳ 1 năm nào và giới hạn trọn đời là 10 mSv, nhân với độ tuổi của cá nhân tính theo năm
- Cũng có một số giới hạn bức xạ tính theo cơ quan tiếp xúc: 150 mSv đối với thủy tinh thể của mắt; 500 mSv đối với da; 500 mSv đối với tay và chân
Mức giới hạn tối đa đưa ra nhưng khuyến cáo thêm nhấn mạnh cần có sự nỗ lực hết sức để giảm thiểu phơi nhiễm bức xạ xuống dưới 50% giới hạn liều nghề nghiệp tối đa hàng năm.
Nhân viên y tế mang thai: việc tiếp xúc với bức xạ gây ra nguy cơ cao hơn cho thai nhi do khả năng gây quái thai, đặc biệt nếu tiếp xúc xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nhân viên cần báo cáo ngay thông tin cho quản lý bệnh viện. Ưu tiên:
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với bức xạ khi mang thai
- Cần kiểm soát tiếp xúc với bức xạ và khuyến nghị rằng mức độ tiếp xúc với bức xạ đối với thai nhi không được vượt quá 1 mSv trong toàn bộ thai kỳ (theo ICRP) hoặc theo NCRP khuyến nghị hạn chế mức độ tiếp xúc với bức xạ nghề nghiệp của thai nhi ở mức thấp nhất có thể nhưng không quá 5 mSv trong toàn bộ thai kỳ và 0,5 mSv mỗi tháng của thai kỳ.
Một số phương pháp hạn chế bức xạ cho nhân viên y tế
Nguyên tắc giảm bức xạ là giới hạn ở việc giảm tiếp xúc với bức xạ và sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân. Nguồn tiếp xúc với bức xạ lớn nhất đối với nhân viên y tế là sự phát xạ từ bệnh nhân do vậy cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Giảm thiểu thời gian bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ sẽ giảm thiểu mức độ phơi nhiễm bức xạ đối với người vận hành và các nhân viên khác.
- Tăng khoảng cách giữa người vận hành và nguồn bức xạ
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ che chắn cá nhân: gồm kính bảo vệ mắt, tạp dề chì, găng tay, mũ phẫu thuật và vòng cổ tuyến giáp…
Mẹo cho nhân viên phòng chụp X quang huỳnh quang
Nhân viên phòng chụp huỳnh quang tiếp xúc với liều lượng bức xạ cao hơn nhân viên y học hạt nhân. Ngoài các khuyến nghị chung được đề cập ở trên, các biện pháp phòng ngừa sau đây có thể làm giảm thêm mức độ tiếp xúc với bức xạ đối với nhân viên:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với chùm tia chính càng nhiều càng tốt.
- Trong quá trình thực hiện, bắt buộc phải bảo hộ cá nhân đúng tiêu chẩn và theo yêu cầu.
- Nhân viên quản lý phòng xét nghiệm nên định kỳ hiệu chẩn và kiểm tra phòng xét nghiệm huỳnh quang để đảm bảo có đủ thiết bị bảo vệ đạt yêu cầu.
- Các nhà vật lý bức xạ nên tham gia trong quá trình thiết lập ban đầu, kiểm soát chất lượng định kỳ và đào tạo nhân viên phòng đầy đủ và chính xác.
Mẹo cho nhân viên Y học hạt nhân
Trong các nghiên cứu y học hạt nhân, bức xạ được phát từ các đồng vị phóng xạ được đưa vào bên trong cơ thể so với các nghiên cứu X quang trong đó bức xạ được phát ra từ các nguồn bên ngoài. Xem xét thực tế này giúp dễ hiểu hơn rằng nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm bức xạ thấp trong y học hạt nhân so với nhân viên phòng xét nghiệm can thiệp và đó là lý do tại sao liều thực tế của họ rất khó có thể vượt quá giới hạn liều nghề nghiệp.
Phơi nhiễm bức xạ cao nhất trong y học hạt nhân có liên quan đến phơi nhiễm với dược phẩm chụp cắt lớp phát xạ positron. Ngoài các biện pháp phòng ngừa chung, việc sử dụng kim tiêm bán tự động, theo dõi video bệnh nhân và ống tiêm được che chắn có thể làm giảm phơi nhiễm bức xạ.
Mẹo cho các nhân viên khác
Bức xạ phân tán sau các thủ thuật X quang là nguồn phơi nhiễm bức xạ đáng kể đối với những người siêu âm tim. Họ nên sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân để giảm thiểu phơi nhiễm bức xạ.
Tóm lại
Bức xạ ion hóa đã tạo ra cuộc cách mạng hóa các khía cạnh chẩn đoán và can thiệp của y học với cái giá phải trả là nguy cơ mắc ung thư và các tác dụng phụ khác trên các mô cơ thể như mắt (đục thủy tinh thể) và da (bỏng). Nguy cơ gia tăng này không chỉ đối với bệnh nhân mà còn đối với những nhân viên y tế. Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân, áp dụng các phương pháp che chắn, thực hiện nghiêm ngặt các hướng dẫn an toàn của cơ sở giúp giảm đáng kể các mối nguy hiểm đối với sức khỏe do tiếp xúc với bức xạ.
Theo NCBI
Tin tức khác
- Liều lượng bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh
- Lưu ý giúp giảm nhiễm bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh
- Sử dụng bức xạ trong y học: tác dụng, tác dụng phụ và phòng ngừa
- Chẩn đoán hình ảnh là gì? Mục đích và phân loại
- Ưu điểm của công nghệ giải trình gen MGI
- Công nghệ giải trình gen của MGI
- Hệ thống giải trình tự gen thế hệ thứ 2 của MGI
- Ứng dụng & tiềm năng của công nghệ giải trình gen
- Lịch sử phát triển công nghệ giải trình tự gen
- Máy tạo oxy tại nhà: phân loại, cách sử dụng và những lưu ý an toàn
- Ứng dụng HBOT trong điều trị các bệnh ngoài da
- Trẻ hóa làn da với HBOT