Sử dụng bức xạ trong y học: tác dụng, tác dụng phụ và phòng ngừa
Bức xạ và vật liệu phóng xạ được sử dụng trong các cơ sở y tế với mục đích chẩn đoán và cải thiện sức khỏe. Mặc dù tiếp xúc với bức xạ thể gây hại cho sức khỏe, cụ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư trong tương lai. Mức độ tác dụng phụ của bức xạ phụ thuộc vào liều lượng nhất định (quan trọng nhất là liều hấp thụ). Tuy nhiên những lợi ích mà việc sử dụng bức xạ trong y tế vượt xa những rủi do liên quan bởi nó có thể đem lại những chẩn đoán bệnh chính xác hay hiệu quả điều trị tối ưu.
Sử dụng bức xạ trong y tế chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Do vậy hãy thông báo với bác sĩ tình trạng mang thai hoặc nguy cơ đang mang thai trước các thủ thuật sử dụng bức xạ.
Những chẩn đoán sử dụng bức xạ
Bức xạ được sử dụng trong nhiều nhất đó là ứng dụng chẩn đoán hình ảnh (hay còn gọi là chụp ảnh y tế). Quá trình thực hiện, máy chụp phát ra chùm tia X (một dạng của bức xạ ion hóa) đến cấu trúc cơ quan trên cơ thể muốn chụp ảnh. Những bức xạ này tạo nên những bức ảnh bên trong cơ thể: khung xương, hệ thống mạch máu, cấu trúc cơ quan… Nhờ những bức hình chụp này giúp bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Một số chẩn đoán hình ảnh sử dụng bức xạ ion
- Chụp X-quang xương
- Chụp x-quang răng
- Quét DEXA (đo mật độ xương)
- Chụp nhũ ảnh
- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp PEP/CT
- Chụp huỳnh quang
- Y học hạt nhân: sử dụng một lượng nhỏ vật liệu phóng xạ
Công dụng của bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh
- Cung cấp cái nhìn rõ hơn về các cơ quan, mạch máu, mô và xương và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Đánh giá chi tiết mức độ trước khi tiến hành phẫu thuật được chính xác và hiệu quả cao nhất.
- Hỗ trợ thủ thuật y tế: đặt ống thông, stent, các thiết bi y tế khác trong cơ thể…
Tác dụng phụ – rủi ro
Bức xạ ion hóa có thể làm hỏng DNA của tế bào.
Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy liều lượng bức xạ rất thấp trong các kỹ thuật chụp ảnh. Nguy cơ tổn thương DNA ngắn hạn và dài hạn gần như không có bởi liều thấp và các tế bào có xu hướng tự phục hồi sau thời gian chụp.
Việc tiếp xúc với các bức xạ ion hàng ngày (đối với những bác sĩ, y tá trong khoa) làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư trong tương lai. Riêng nội soi huỳnh quang có thể sử dụng liều lượng bức xạ cao hơn các thủ thuật chụp ảnh khác và có thể gây đỏ da và rụng tóc.
Phòng ngừa tác dụng phụ của bức xạ
Cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với các bức xạ ion
Đặc biệt nếu đang mang thai cần thông báo cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe và bác sĩ X-quang biết.
Để giúp giảm thiểu khả năng tiếp xúc với bức xạ ion hãy cân nhắc với bác sĩ:
- Chẩn đoán hình ảnh này có thực sự cần thiết?
- Có thể thay thế chẩn đoán hình ảnh không sử dụng bức xạ không?
Đối với quy trình chụp bạn cũng luôn nhớ liều lượng bức xạ đã được nghiên cứu đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với người bệnh và hiệu quả cao nhất. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ:
- Cán bộ nhân viên trong khu vực bức xạ bệnh viện
- Người bảo hành, bão dưỡng, kỹ sư sửa chữa thiết bị
Đặc biệt trong quá trình chụp có sử dụng bức xạ luôn có biện pháp che chắn diện tích cơ thể tiếp xúc với bức xạ, bảo vệ các bộ phận khác của cơ thể khỏi tiếp xúc hoặc tác dụng phụ của chúng lên vùng, cơ quan không chụp.
Theo CDC
Liên hệ tư vấn chi tiết:
CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ THÔNG MINH HOMEMED
Địa chỉ: Số nhà 52, 79/44 Nghĩa Lộ – Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0978 566 477
Email: smarthomemed@gmail.com
Tin tức khác
- Liều lượng bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh
- Lưu ý giúp giảm nhiễm bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh
- Sử dụng bức xạ trong y học: tác dụng, tác dụng phụ và phòng ngừa
- Chẩn đoán hình ảnh là gì? Mục đích và phân loại
- Ưu điểm của công nghệ giải trình gen MGI
- Công nghệ giải trình gen của MGI
- Hệ thống giải trình tự gen thế hệ thứ 2 của MGI
- Ứng dụng & tiềm năng của công nghệ giải trình gen
- Lịch sử phát triển công nghệ giải trình tự gen
- Máy tạo oxy tại nhà: phân loại, cách sử dụng và những lưu ý an toàn
- Ứng dụng HBOT trong điều trị các bệnh ngoài da
- Trẻ hóa làn da với HBOT